Bình tích áp là thiết bị chuyên đi kèm máy bơm nhằm mục đích lưu trữ năng lượng và điều hòa hệ thống áp lực. Vậy cấu tạo bình tích áp máy bơm nước gồm những gì? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng WINDY tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Cấu tạo bình tích áp máy bơm nước
Bình tích áp gồm hai phần chủ yếu là vỏ và ruột. Vỏ bình được làm từ thép nguyên khối, có khả năng chống lại sức ép và ăn mòn. Ruột bình được tách biệt với vỏ bởi lớp khí Nito có áp suất cố định. Bình tích áp có thiết kế đơn giản.
Ngoài ra, bình tích áp còn có các phần phụ khác như: chân bình, mặt bích, đầu kết nối, van an toàn, chân đế gắn bơm và thiết bị hỗ trợ và một số các bộ phận như:
-
Van xả áp suất: Giúp xả bớt áp suất thừa trong bình khí
-
Đầu hút xả: Kết nối với máy bơm để điều chỉnh áp suất vào ra
-
Đồng hồ đo áp suất: Bộ phận dùng để đo và hiển thị thông số áp suất giúp người vận hành quan sát, điều chỉnh áp suất bên trong bình ở mức hợp lý, không vượt ngưỡng cho phép gây nguy hiểm.
-
Rơ le áp suất: Khi bình rỗng thì rơ le sẽ bật máy bơm để cung cấp đầy khí nén vào trong ruột. Lúc bình đầu thì tự động ngắt kết nối.
-
Đầu nối: Bình tăng áp lực nước có 5 đầu nối cơ bản là đầu nối ống dẫn khí vào, đầu nối ống dẫn khí ra, đầu nối rơ le, đầu nối đồng đồng hồ đo áp suất và đầu nối với bình.
Ghé xem thêm: Các mẫu bình tích áp Varem nhập khẩu, chất lượng cao
Nguyên lý hoạt động của bình điều áp
Vỏ bình và ruột bình điều áp được ngăn cách bằng một lớp khí nitơ. Khi máy bơm chưa hoạt động, bình hoàn toàn trống rỗng. Đến lúc bơm chạy, nước chảy vào ruột bình làm nó to dần lên, thu hẹp khoảng cách giữa ruột và vỏ bình. Lượng khí này bị nén lại tạo ra lực nén lên ruột bình giống như ta đang bóp mạnh chai nước để nước phun mạnh ra ngoài.
Khi đạt tới mức áp suất thiết kế, rơ le sẽ tự ngắt máy bơm để dừng việc cấp nước. Lúc đã sử dụng bớt lượng nước trong bình gây hao hụt áp lực, rơ le lại hoạt động cho máy bơm chạy và bơm nước vào.
Cứ như vậy, chu kỳ bơm – nén – xả diễn ra liên tục theo vòng tuần hoàn để cấp áp lực cho nước trong đường ống. Quá trình này chỉ dừng hẳn khi máy bơm nước tắt hoàn toàn. Sau đó, bình điều áp lại nạp đầy khí nitơ để chuẩn bị cho những lần tiếp theo.
Công dụng của bình tích áp cho máy bơm nước
Công dụng của bình tích áp cho máy bơm nước là giữ lại áp lực nước cho máy bơm luôn có được nguồn nước ổn định đáp ứng được mọi nhu cầu sinh hoạt cũng như sử dụng của mọi đối tượng.
Sử dụng bình tích áp cho hộ gia đình
Lượng nước tiêu thụ trong mỗi hộ gia đình là không quá lớn nên các máy bơm thường được sử dụng có công suất nhỏ. Do đó, họ thường lắp hệ tăng áp mini cho hệ thống cấp nước trong gia đình, các bình tích áo được sử dụng thường có dung tích khoảng 20 đến 100 lít.
Sử dụng bình tích áp cho khu chung cư, nhà nhiều tầng
Các khu chung cư và nhà cao tầng là những nơi mà lượng nước tiêu thụ rất lớn, để đảm bảo lượng nước cung cấp luôn sạch sẽ, đủ dùng và ổn định thì việc lắp đặt hệ thống cấp nước là không thể thiếu. Càng lên cao, nước càng yếu dần nên bình tích áp sẽ có tác dụng tăng áp, giúp máy bơm đẩy nước lên cao đảm bảo nhu cầu sử dụng. Hệ thống bơm tăng áp bao gồm máy bơm tăng áp, bình tích áp và máy bơm nước công suất lớn.
Sử dụng bình tích áp trong hệ thống PCCC
Hệ thống phòng cháy chữa cháy đòi hỏi máy bơm công suất lớn, lượng nước cung cấp cũng lớn khi xảy ra sự cố, áp lực mạnh. Vì vậy, người ta sử dụng bình tích áo để gia tăng áp lực nước. Hệ thống này gồm có một bơm trục ngang, một bơm tăng áp trục đứng, một bơm chữa cháy và bình tích áp. Hệ thống này giúp bảo vệ bơm lâu dài và hoạt động ổn định.
Phân loại theo dung tích
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình tích áp với kích thước và áp lực khác nhau. Nhưng chủ yếu có các loại như bảng sau:
Loại bình tích áp | Thông số áp lực |
Bình tích áp 50l | 10bar |
16bar | |
Bình tích áp 100l | 10bar |
16bar | |
Bình tích áp 200l | 10bar |
16bar | |
Bình tích áp 300l | 10bar |
16bar | |
Bình tích áp 500l | 10bar |
16bar | |
Bình tích áp 1000l | 10bar |
16bar |
Một số sản phẩm bình tích chất lượng tại WINDY